Chăm sóc để cho trẻ không bị rôm sảy luôn là một trong những điều quan tâm đối với các mẹ. Vậy các mẹ đã tìm được chăm sóc trẻ hiệu quả hay chưa?
Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ sơ sinh không bị rôm sảy
Rôm sảy là một trong “kẻ thù” đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách thì rôm sảy sẽ không xảy ra với các bé đâu. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh không bị rôm sảy.
Nguyên nhân khiến gây rôm sảy ở trẻ nhỏ
+ Do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn:
Việc tắc nghẽn tuyến mồ hôi ở trẻ có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng.
Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi;
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi,…
Khi trẻ bị rôm sảy các mẹ nên làm gì?
+ Hãy luôn giữ cơ thể bé luôn thoáng mát, sạch sẽ:
Để trẻ không khó chịu bởi rôm sảy, các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo có chất liệu vải mỏng, rộng, nhạt màu, thấm mồ hôi.
Đồng thời, mẹ hãy thường xuyên tắm cho bé để mồ hôi bài tiết dễ dàng hơn, dùng khăn lạnh để lau người cho bé. Mẹ cũng chú ý điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hay sử dụng quạt máy vừa phải trong phòng ngủ của bé.
+ Các mẹ hãy đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá cho bé:
Việc rửa sạch, kỹ và ngâm qua nước muối hoặc thuốc tím các loại lá (mướp đắng. khế, kinh giới,…) trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm cho bé.
Hơn nữa, mẹ hãy đảm bảo tắm sạch cho bé bằng sữa tắm trước khi tắm bằng nước lá hoặc sau khi tắm nước lá, mẹ cần chú ý tắm sơ qua cho bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.
+ Hãy cân nhắc khi dùng phấn rôm:
Việc các mẹ bôi, chấm phấn rôm lên vùng da bị rôm sảy sẽ làm dịu cơn ngứa của bé và điều trị hiệu quả tình trạng này.
Tuy nhiên cũng theo các chuyên gia thì trên thị trường có rất nhiều loại phấn rôm khác nhau với đủ thương hiệu khác nhau, mẹ cần cân nhắc, tham khảo ý kiến của người than, bác sĩ để tránh gây “tác dụng ngược”, nguy hiểm đến làn da của bé.
Mách mẹ một số loại nước tắm dân gian giúp trẻ hết rôm sảy:
1 .Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua)
Các mẹ nên cho mướp đắng vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho bé tắm. Làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết. Liều lượng là 2 quả mướp/lần tắm.
2.Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.
3. Dùng nước ấm, pha thêm chút muối không quá mặn và tùy theo lượng nước nhiều hay ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh, tắm cho bé sẽ cho cảm giác mát mẻ. (Nhưng lượng muối cần được điều chỉnh cho phù hợp các mẹ nhé).
Tuy nhiên, trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Một số lưu ý cho các mẹ để trẻ không bị rôm sảy
+ Các mẹ không nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé.
+ Hãy hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.
+ Trong trường hợp trẻ bị rôm sảy, các mẹ hãy tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
+ Hãy luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
+ Khi chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
+ Các mẹ cũng Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn nhé.
Hy vọng những thông tin sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhé.
Theo Phunutoday