Nghệ, gia vị chính trong món càri, được cho là một trong những thảo mộc mạnh trong viêc phòng chống bệnh.
Nghệ có nhiều đặc tính chữa bệnh đến nỗi hiện nay có 6.235 bài báo được thẩm định đã xuất bản chứng minh những lợi ích của nghệ và curcumin, một trong những hợp chất chữa bệnh nổi tiếng chiết xuất từ nghệ. Trong bài này so sánh tác dụng của nghệ với 10 loại thuốc.
Nghệ tốt hơn một số thuốc mà không bị phản ứng phụ
Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tụ tiểu cầu
Can thiệp y tế để làm chậm và ngăn ngừa quá trình đông máu thường sử dụng những loại thuốc sau:
– Aspirin.
– Clopidogrel (Plavix).
– Diclofenac.
– Enoxaparin (Lovenox).
– Ibuprofen (Advil, Motrin, others).
– Naproxen.
– Warfarin (Coumadin) và một số loại khác.
Đáng buồn thay, những ai có các tình trạng bệnh như bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mạch phổi thì việc điều trị bằng những loại thuốc này không phải là một quyết định đúng đắn nhất. Sử dụng Iburofen quá liều cũng là vấn đề hay xảy ra. Ngoài các tác dụng phụ phổ biến như gây chảy máu nhiều và xuất huyết, những nguy cơ gây hại liên quan đến thuốc đông máu có rất nhiều bao gồm mọi thứ từ đau lưng cho đến nhức đầu và khó thở.
So với các thuốc nói trên, củ nghệ gần như không có tác dụng phụ trừ khi sử dụng một lượng lớn quá liều.
Nghệ, gia vị chính trong món càri, được cho là một trong những thảo mộc mạnh trong viêc phòng chống bệnh.
Nghệ có nhiều đặc tính chữa bệnh đến nỗi hiện nay có 6.235 bài báo được thẩm định đã xuất bản chứng minh những lợi ích của nghệ và curcumin, một trong những hợp chất chữa bệnh nổi tiếng chiết xuất từ nghệ. Trong bài này so sánh tác dụng của nghệ với 10 loại thuốc.
Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tụ tiểu cầu
Can thiệp y tế để làm chậm và ngăn ngừa quá trình đông máu thường sử dụng những loại thuốc sau:
– Aspirin.
– Clopidogrel (Plavix).
– Diclofenac.
– Enoxaparin (Lovenox).
– Ibuprofen (Advil, Motrin, others).
– Naproxen.
– Warfarin (Coumadin) và một số loại khác.
Đáng buồn thay, những ai có các tình trạng bệnh như bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mạch phổi thì việc điều trị bằng những loại thuốc này không phải là một quyết định đúng đắn nhất. Sử dụng Iburofen quá liều cũng là vấn đề hay xảy ra. Ngoài các tác dụng phụ phổ biến như gây chảy máu nhiều và xuất huyết, những nguy cơ gây hại liên quan đến thuốc đông máu có rất nhiều bao gồm mọi thứ từ đau lưng cho đến nhức đầu và khó thở.
So với các thuốc nói trên, củ nghệ gần như không có tác dụng phụ trừ khi sử dụng một lượng lớn quá liều.
Thuốc trị tiêu hóa
Một phân tích chuyên sâu với tất cả các nghiên cứu đánh giá khả năng của curcumin trong việc kiểm soát bệnh viêm ruột (hội chứng kích thích ruột, bệnh viêm ruột mãn tính, viêm loét đại tràng) đã phát hiện rằng nhiều bệnh nhân có thể ngưng dùng corticosteroids theo liều chỉ định bởi vì tình trạng bệnh được cải thiện rất đáng kể khi sử dụng curcumin.
Thuốc điều chỉnh lượng cholesterol
Các động mạch bị tắc bởi tiểu cầu và các mảng bám cholesterol.
Một nghiên cứu bởi Drugs in R & D phát hiện rằng, curcumin có tác dụng ngang ngửa hoặc thậm chí hiệu quả hơn thuốc trị đái tháo đường trong việc làm giảm sự hủy hoại tế bào bởi các phân tử gốc tự do và viêm nhiễm trong điều trị bệnh cholesterol cao.
Thuốc giảm đau
Một trong những đặc tích được thừa nhận rộng rãi của curcumin trong giới khoa học chính là khả năng giảm đau của chúng. Các ứng dụng chữa bệnh của nghệ và các loại cây giàu curcumin đang thay thế liệupháp điều trị y tế hiện đại và chứng tỏ chúng thật sự là một loại thuốc giảm đau tự nhiên.
Thuốc chống viêm steroid
Trong một nghiên cứu lâm sàng mang tính đột phá mới đây, người ta phát hiện rằng curcumin có khả năng chữa bệnh viêm mắt mãn tính. Thông thường tình trạng bệnh này chỉ có thể điều trị với steroid nhưng ngày nay các bác sĩ thực hành y học chức năng thường chỉ định dùng curcumin để thay thế.
“Ít tác dụng phụ là ưu thế lớn nhất của curcumin khi so với corticosteroids”, theo phát biểu của tác giả bài nghiên cứu trên ở Đại học K.G. Medical.
Các tác dụng phụ của nghệ
Một số trường hợp đã được báo cáo là có phản ứng dị ứng với nghệ, đặc biệt khi tiếp xúc với da. Thông thường biểu hiện là nổi mẩn ngứa nhẹ. Ngoài ra, theo quan sát, sử dụng nghệ liều cao gây ra:
– Buồn nôn.
– Tiêu chảy.
– Tăng nguy cơ chảy máu.
– Tăng men gan.
– Dễ co bóp túi mật.
– Chứng giảm huyết áp.
– Co thắt dạ con ở phụ nữ mang thai.
– Rong kinh.
Theo Suckhoedoisong