Thông thường, khi bị chậm kinh, chị em thường nghĩ ngay tới việc mình có thai, nhưng thực tế xung quanh chuyện trễ kinh có thể do nhiều nguyên nhân tác động.
Thông thường, khi bị chậm kinh, chị em thường nghĩ ngay tới việc mình có thai, nhưng thực tế xung quanh chuyện trễ kinh có thể do nhiều nguyên nhân tác động.
Hiện tượng kinh nguyệt là chiếc gương phản ánh sức khỏe của phụ nữ. Điều đó cho thấy, các vấn đề của kinh nguyệt (trong đó có chậm kinh) có sự liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe của của cơ quan sinh sản và toàn bộ cơ thể.
Với những em gái mới dậy thì, kinh nguyệt có thể chưa đều, vòng kinh dài ngắn không ổn định. Sau một thời gian, tình trạng này sẽ được khắc phục. Ở những phụ nữ ngoài 45 tuổi, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, việc bị trễ kinh cũng dễ xảy ra. Một số nguyên nhân gây trễ kinh (không phải do mang thai) thường gặp là:
Làm việc căng thẳng, gặp sang chấn tâm lý, phải đối diện với nhiều tác động tâm lý tiêu cực lo lắng buồn phiền triền miên (stress), thay đổi môi trường sống đột ngột… cũng khiến kinh nguyệt bất thường. Sự căng thẳng có thể làm cho trứng rụng muộn hoặc không rụng nên kinh nguyệt không đều, thậm chí vô kinh. Điều này có hại cho sức khỏe và cơ chế sinh lý của phụ nữ.
Chế độ ăn và tập luyện thể thao của mỗi người cũng có ảnh hưởng tới tình trạng kinh nguyệt. Việc ăn uống kiêng khem quá mức hay ăn không điều độ: khi quá nhiều, lúc lại bị đói lâu, ăn uống thiếu chất đạm và thiếu vitamin… cũng khiến kinh nguyệt không ổn định. Chị em lao động nặng nhọc hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, quá sức dễ gặp những bất ổn về kinh nguyệt.
Tuyến giáp bất thường: Nếu bạn đang bị mất cân bằng tuyến giáp, dù đó là sự suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của tuyến này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dễ gặp nhất là chậm kinh.
Hội chứng đa nang buồng trứng: là sự mất cân bằng nội tiết tố làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesteron, testosteron gây hạn chế rụng trứng. Trường hợp phụ nữ mất kinh do đa nang buồng trứng ngày càng nhiều và với những mức độ khác nhau. Nó có thể khiến bạn mất kinh hoàn toàn hoặc có nhưng không đều đặn.
Chậm kinh cũng có thể do bị chửa ngoài dạ con, bị suy buồng trứng, dính buồng tử cung… hoặc cũng có thể gặp nhiễm khuẩn sinh dục như: viêm cổ tử cung và buồng tử cung… Hơn nữa, việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp khiến lượng hormon sinh dục trong cơ thể bị xáo trộn cũng là nguyên gây chậm kinh.
Khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường, hay chậm kinh, chị em cũng không nên hoang mang, lo lắng. Trước tiên, cần phải xem lại lối sống và chế độ sinh hoạt của mình đã hợp lý chưa và nên điều chỉnh cho có khoa học và điều độ. Thông thường, sau một thời gian rối loạn, vòng kinh sẽ đều. Nếu tình trạng chậm kinh kéo dài trên 4 tháng, chị em cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Theo Phunutoday